Thắc mắc: Ghép xương hàm có đau không? Vài lưu ý sau khi ghép xương hàm trong Implant

Ghép xương hàm có đau không là mối lo ngại của bất cứ ai khi phải ghép xương hàm. Đây là thao tác cần thiết phục vụ trồng răng Implant.

Kỹ thuật ghép xương hàm trong nha khoa là một phương pháp dùng để đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng của xương sao cho đủ để có thể nâng đỡ trụ Implant sau khi cấy ghép vào trong xương hàm. Tiểu phẫu này được dùng cho nhiều đối tượng như bị mất răng lâu năm, hay xương hàm của bạn đã bị tiêu hõm đi nhiều không có đủ điều kiện để tiến hành dịch vụ trồng răng Implant. Vậy thực sự ghép xương hàm có đau không?

Ghép xương hàm có đau không?

Khi thực hiện cấy ghép xương hàm, các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ hoặc theo lưu lượng có thể sử dụng giúp cho những cơn đau của bạn hoàn toàn có khả năng kiểm soát được. Thế nhưng, cái cảm giác âm ỉ sẽ dần dần thuyên giảm đáng kể sau vài ngày nếu bạn sử dụng đúng thuốc kê toa theo chỉ định của các bác sĩ và cũng như áp dụng một vài phương thức giảm đau như chườm đá hay chườm nóng...

Hơn nữa, việc ghép xương hàm có đau hay không còn phải phụ thuộc khá nhiều vào tay nghề của vị bác sĩ thực hiện cũng như là các trang thiết bị được sử dụng trong cuộc tiểu phẫu. Bởi vậy, để chắc chắn có thể giảm thiểu tối đa hết mức tình trạng đau nhức sau khi bạn ghép xương, bạn cần phải thận trọng chọn lựa được một địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng với trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Đối với những trường hợp bệnh nhân gặp phải tình trạng bị tiêu xương quá nhiều, các bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương tự thân cho bệnh nhân của mình

Cấy ghép xương hàm hay cấy ghép Implant đều là những kỹ thuật nha khoa khó và phức tạp, cần phải có được thời gian điều trị Implant đủ dài để xương hàm có khả năng tích hợp với trụ Titanium Implant. Một điều không thể phủ nhận rằng răng Implant sau khi thực hiện cấy ghép không những chỉ phục hồi vẻ đẹp thẩm mỹ, khả năng ăn nhai mà còn giúp ngăn chặn được các hậu quả hoàn toàn do việc mất răng gây ra như bị viêm nha chu, viêm nướu hay là hôi miệng...Ngoài ra, ưu điểm về tuổi thọ của răng Implant vô cùng cao, lên đến tận 20 năm, và thậm chí được xem là vĩnh viễn nếu được vệ sinh, chăm sóc khoa học.

Những đối tượng ghép xương hàm trên Implant

Nếu bạn bị mất răng nhiều năm thì chắc chắn lượng xương trong ổ răng của bạn cũng đã bị tiêu đi đáng kể. Xương hàm sẽ bị lõm xuống, cũng như các tình trạng tụt nướu chân răng hay răng bị xô lệch, hóp má…Bạn chính là đối tượng ghép xương hàm trong Implant cần phải thực hiện ngay.

Quá trình tiêu biến xương hàm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại

Để có thể khắc phục triệt để được tình trạng này cũng như tạo nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện trồng răng Implant. Các vị bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép xương vào khu vực xương hàm đã bị tiêu biến của bạn. Xương cấy ghép và xương hàm tích hợp sau khi ghép sẽ thành một khối vững chắc. Các bác sĩ mới có thể tiến hành các bước tiếp theo trong quy trình Implant.

Có khá nhiều trường hợp bệnh nhân bị mất răng không thể thực hiện được dịch vụ trồng răng Implant ngay bởi vì tiêu chuẩn xương hàm không có khả năng cho phép, nên để thực hiện trồng răng Implant được cần phải ghép xương.

Ghép xương hàm trong Implant có an toàn không?

Để có thể nói về việc ghép xương hàm trong Implant có an toàn không nó còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố từ cơ sở nha khoa, đến bác sĩ và trang thiết bị, Một cơ sở nha khoa an toàn chính là nơi giúp bạn có thể đảm bảo được chính sự an toàn cho sức khỏe của mình. Hãy cẩn thận trong việc chọn lựa cơ sở thực hiện để không phải hối hận về sau.

Vì sao nên ghép xương răng trước khi trồng răng implant?

Vài lưu ý sau khi ghép xương hàm trong Implant

Dưới đây là một vài lưu ý sau khi ghép xương hàm trong Implant bạn nên cân nhắc:

  • Ăn đồ lỏng, không chua, cay và nóng.
  • Bạn cũng nên ăn các món canh, súp mềm.
  • Nhớ uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, nên bổ sung thêm nhiều loại nước ép hoặc sinh tố hoa quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trước và sau 1 tháng kể từ khi phẫu thuật để đảm bảo sức khỏe răng miệng được tốt nhất.